Bài viết tổng quát về cân ô tô
Lời đầu tiên xin được cảm ơn bạn đã ghé thăm website: http://thaibinhec.com.vn/ của chúng tôi!
Bạn đang cần một hệ thống cân điện tử để quản lý hàng hóa cho doanh nghiệp của mình?
Mỗi doanh nghiệp sản xuất hàng hóa,xuất nhập khẩu đều rất cần khâu quản lý sản lượng hàng hóa nhập,xuất một cách chính xác,vào thời điểm công nghệ phát triển mạnh như ngày nay các dụng cụ cân đo,đong đếm cũng được công nghệ hóa điện tử thay thế cho những dụng cụ cơ học cồng kềnh,kém chính xác. Các dụng cụ đó được gọi chung là cân điện tử.
Cân điện tử được phân loại theo mục đích sử dụng thì có rất nhiều loại như: cân ô tô, cân đóng bao tự động,cân cân tiểu ly, cân bàn điện tử,cân phân tích kĩ thuật,cân đếm sản phẩm, cân tính giá…vv.
Hiện nay trong các nhà máy sản xuất,kho hàng, đều sử dụng một hệ thống rất nhiều loại cân để kiểm soát hàng hóa của mình một cách chính xác.Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một loại cân điện tử được dùng phổ biến hiện nay đó là :
Cân ô tô:
Trạm cân ô tô điện tử là thiết bị vô cùng quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành vận tải. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng, khá nhiều thương hiệu cân điện tử uy tín và chất lượng cao trên thế giới đã được các cửa hàng,đại lý cân điện tử nhập khẩu về Việt Nam.
Tuy nhiên, giữa muôn vàn thương hiệu trên thị trường và với đủ chủng loại cân khác nhau, như trạm cân ô tô 1 vài tấn đến vài trăm tấn,… làm thế nào để có thể lựa chọn được trạm cân ô tô chất lượng.
Dựa vào những tiêu chí sau đây sẽ giúp bạn có được chọn lựa cân ô tô phù hợp với tiêu chuẩn.
1. Lựa chọn kích thước cân phù hợp với loại xe cần cân.
Đầu tiên về kích thước, vì xe tải là loại phương tiện có chiều dài nên khi lựa chọn trạm cân ô tô điện tử bạn cũng nên chú ý đến độ dài của bàn cân. Chiều dài của bàn cân nên phù hợp với kích thước của xe tải để tránh lãng phí về tiền bạc cũng như là diện tích lắp đặt trạm cân, vì ngoài đường nên trạm cân cũng cần được bố trí đường tránh cho xe không bị va chạm. Kích thước bàn cân thường sẽ theo các quy cách sau: chiều ngang thường là 3m, chiều dài sẽ có các hạng mức 10m, 12m, 14m, 18m,… bàn cân càng dài thì chi phí đầu tư càng cao.
2. Lựa chọn theo mức tải trọng tối đa của trạm cân.
Tùy thuộc vào nhu cầu và các sản phẩm của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn mức tải trọng tối đa cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Thông thường, chi phí lắp đặt của trạm cân điện tử sẽ không dựa vào mức tải trọng tối đa của cân mà chủ yếu phụ thuộc vào chiều dài của bàn cân.
3. Lựa chọn khung bàn cân xe
Một trong những bộ phận quan trọng, giúp đảm bảo cho sự bền vững và ổn định lâu dài của trạm cân, đó là khung bàn cân xe. Có thể bạn không biết, khung bàn cân chính là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí đầu tư sản phẩm cân ô tô điện tử của bạn. Trên thị trường hiện nay, có 2 loại kết cấu khung dành cho trạm cân ô tô điện tử như sau: loại có kết cấu thép chữ I đúc nhập khẩu và loại có kết cấu tôn chữ U.
Vì thế, tùy vào nhu cầu sử dụng và mức chi phí đầu tư mà bạn có thể lựa chọn loại khung bàn cân thích hợp.
– Với loại có kết cấu bằng thép chữ I đúc, khách hàng có thể giảm thiểu những chi phí sửa, bảo dưỡng phát sinh trong quá trình sử dụng.
– Ngược lại, loại kết cấu bằng tôn dập chữ U sẽ giúp giá thành của trạm cân ô tô rẻ hơn nhiều, đây là lợi ích trước mắt cho những khách hàng có nhu cầu giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu.
4. Lựa chọn theo mô hình lắp đặt trạm cân.
Hiện tại, có hai loại mô hình trạm cân ô tô điện tử phổ biến là cân kiểu nổi và cân kiểu chìm. Dựa vào địa hình và diện tích mặt bằng mà bạn có thể xách dựng trạm cân sao cho phù hợp.
5. Lựa chọn bước nhảy của trạm cân.
Tùy theo từng nhà sản xuất và mức trọng tải tối đa mà bước nhảy của cân (d hay e) có thể dao động từ 5kg – 10kg. Tuy nhiên, số bước nhảy của cân sẽ không được vượt quá 10.000e theo đúng quy định.
6. Lựa chọn chi phí đầu tư của trạm cân.
Như đã đề cập bên trên, mức chi phí tổng thể của trạm cân ô tô điện tử sẽ bị ảnh hưởng bởi giá thành của khung bàn cân ô tô. Vì thế, nếu thay đổi kết cấu của bàn cân thì giá thành của trạm cân cũng sẽ được thay đổi đáng kể.
Chất lượng của trạm cân điện tử sẽ được bộc lộ sau thời gian dài sử dụng. Nếu bạn không muốn phải mất thời gian và những chi phí sửa chữa phát sinh nhiều hơn dự tính ban đầu, thì tốt nhất nên chọn sản phẩm uy tín và chất lượng dù giá thành đắt hơn đôi chút.
Tùy thuộc vào nhu cầu cân đo của từng doanh nghiệp mà khách hàng có thể lựa chọn được loại cân đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp thường ưa chuộng sử dụng trạm cân ô tô điện tử 100 tấn và trạm cân ô tô điện tử 120 tấn vì mức trọng tải tối đa phù hợp để cân nhiều loại xe với khối lượng khác nhau.
Một trạm cân ô tô được lắp đặt hoàn chỉnh bao gồm:
Phần mặt bàn cân được làm bằng thép tổ hợp U, I hoặc có thể làm bằng bê tông cốt thép có kích thước và chịu lực tùy theo yêu cầu sử dụng,phần này thường được sản xuất trong nước.
Bàn cân sắt Bàn cân bê tông
I. Phần thiết bị điện tử gồm có:
* Bộ cảm biến tải (loadcell): hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại loadcell của rất nhiều hãng trên thế giới,tại Việt Nam hiện chưa có nhà máy sản xuất ra thiết bị này,loại được dùng phổ biến nhất hiện nay vẫn là hàng có xuất sứ từ Trung Quốc ,sản xuất trên dây truyền của Mĩ hoặc các nước châu Âu như: Amcell, Keli, Zemich…,loại hàng này có giá thành hợp với túi tiền của đa phần người sử dụng, độ bền cũng ở mức khá nếu người dùng biết sử dụng và bảo quản đúng cách.
Load cell BTA
Load cell QSA
Load cell trụ ZSGB
Số lượng loadcell cho một trạm cân tùy thuộc vào kích thước vả tải trọng của trạm cân.Ví dụ:
Trạm cân 6m x 3m x 40t x01 model (dài x rộng x tải trọng max x khớp nối) thường có 04 loadcell.
12m x 3m x 80 tấn x 02 model có 06 loadcell.
18m x 3m x 120 tấn x 03 model có 08 loadcell.
21m x 3m x 150 tấn x 04 model có 10 loadcell…
* Bộ hiển thị số (Đầu cân): Đầu cân là phần xử lý trung tâm,là bộ não của một trạm cân điện tử,có chức năng cấp nguồn và thu,phát,xử lý tín hiệu từ loadcell đưa về, sau đó đưa ra màn hình những kết quả chính xác với tốc độ xử lý tín hiệu gần như tức thì.Đầu cân cũng như loadcell được sản xuất tại nhiều nước công nghiệp tiên tiến trên tế giới.
Đầu cân D2008FA- Keli Đầu hiển thị XK3118K8 Keli
* Bộ hiển thị số phụ : Là bộ hển thị lớn,hiển thị trùng khớp với số liệu ở đầu cân,thường được đặt phía ngoài trạm cân ,thiết bị này không nhất thiết phải có.
Màn hiển thị phụ
Vị chí lắp đặt
* Hộp nối (hộp cộng tín hiệu): Là thiết bị để đấu nối đầu dây của các loadcell về một mạch tổng,tại đây có chức năng chỉnh mức tín hiệu cao, thấp trong khoảng cho phép của từng vị trí đặt loadcell,cuối cùng các ngả tín hiệu đồng đều sẽ được đưa chung về đầu cân để xử lý và đưa ra số liệu trên đầu cân.
Hộp cộng tín hiệu 06 đầu vào 01 đầu ra Hộp nối 08 đầu vào 01 đầu ra